[ad_1]
Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 15: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Mở đầu trang 88 Lịch Sử 12: Theo em, những yếu tố nào đã góp phần tạo nên “đạo đức, trí tuệ, nhân cách” sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Hãy chia sẻ những điều em biết về tiến trình hoạt động cách mạng của Người.
Lời giải:
– Một số yếu tố góp phần tạo nên “đạo đức, trí tuệ, nhân cách” sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: hoàn cảnh đất nước, quê hương, gia đình và lòng yêu nước, ý chí kiên cường, tinh thần hàm học hỏi,… của bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh
– Một số hiểu biết của em về quá trình hoạt động cách mạng của Người:
+ Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (với tên gọi mới là Văn Ba) đã rời Bến Nhà Rồng trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.
+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.
+ Trong những năm 1919 – 1941, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở nhiều nước, như: Pháp, Liên Xô, Xiêm, Trung Quốc,…
+ Tháng 2/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng
+ Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, và được cử làm Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ 1945 – 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ.
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh
Câu hỏi trang 91 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và các tư liệu 1, 2 trong mục, hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lời giải:
♦ Hoàn cảnh đất nước
– Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống quý báu: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa,…
– Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ách cai trị ở Việt Nam. Dưới chế độ thực dân, nền độc lập dân tộc và quyền tự do của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt.
– Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại, Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách của dân tộc và cũng là khát vọng của cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.
♦ Hoàn cảnh quê hương
– Nghệ An là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa bảng, người dân chịu khó và cần củ trong lao động. Đây còn là vùng đất của những làn điệu dân ca ví, giặm, là quê hương của nhiều danh nhân.
– Nghệ An cũng là địa phương có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
– Vào đầu thế kỉ XX, cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp đã dẫn đến hình thành khu công nghiệp Vĩnh – Bến Thuỷ. Từ đó, Nghệ An trở thành trung tâm công nghiệp, buôn bản lớn ở khu vực Bắc miền Trung. Những thanh niên, trí thức yêu nước và giai cấp công nhân có điều kiện tiếp thu nhiều tư tưởng mới của thời đại.
♦ Hoàn cảnh gia đình
– Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc và thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
+ Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước, từng đỗ Cử nhân tại trường thi Nghệ An (1894) và đỗ Phó bảng (1901). Ông là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó, là người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.
+ Bà Hoàng Thị Loan là con gái của nhà nho yêu nước Hoàng Xuân Đường. Bà là người sống chan hoà, giỏi làm ruộng và dệt vải, đã nuôi dưỡng các con bằng tình thương yêu cùng những điệu hò, câu ví, giặm.
– Dù phải trải qua tuổi thơ vất vả nhưng sự nền nếp, truyền thống hiếu học, giàu tình yêu thương của gia đình đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm hình thành nhân cách tốt đẹp và có sự đồng cảm với nhân dân lao động.
2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
Câu hỏi trang 93 Lịch Sử 12: Hãy tóm tắt nét cơ bản và tiến trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh (1911-1969).
Lời giải:
♦ Thời niên thiếu và những hoạt động đầu tiên (1890-1911)
– Hồ Chí Minh có tuổi thơ gắn bó với làng Sen, đến năm 1895 được cha đưa theo vào Huế, học tại Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba, sau đó là Trường Quốc học Huế.
– Từ năm 1909, Nguyễn Tất Thành đến nhiều tỉnh phía nam như Bình Định (1909), dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết (1910) rồi vào Sài Gòn (1911).
– Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (với tên gọi mới là Văn Ba) đã rời Bến Nhà Rồng trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.
♦ Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài (1911-1941)
– Từ năm 1911 đến năm 1920
+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.
+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại hoạt động ở Pháp. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, trong đó kí tên là Nguyễn Ái Quốc.
+ Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. Lê-nin.
+ Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
– Từ năm 1921 đến năm 1930
+ Từ năm 1921 đến tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp: tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ,…
+ Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế,..
+ Từ tháng 11-1924 đến giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925),…
+ Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,…
+ Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc), soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
– Từ năm 1930 đến năm 1941
+ Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô.
+ Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô trở lại Trung Quốc và hoạt động cách mạng ở đây.
+ Ngày 28-1-1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
♦ Trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941-1969)
– Từ năm 1941 đến năm 1945
+ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
+ Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.
+ Tháng 8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế. Tháng 9-1944, Hồ Chí Minh trở về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng.
+ Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, và được cử làm Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
– Từ năm 1945 đến năm 1969
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954).
+ Tháng 1-1946, Hồ Chí Minh được Quốc hội khoá I bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951), Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
+ Tháng 10-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam.
+ Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.
Luyện tập và Vận dụng (trang 93)
Luyện tập trang 93 Lịch Sử 12: Lập trục thời gian (theo ý tưởng của em) thể hiện những nét chính về tiến trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lời giải:
(*) Sơ đồ tham khảo:
Vận dụng trang 93 Lịch Sử 12: Viết bài giới thiệu về một cuốn sách hoặc một bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nêu cảm nghĩ của em về cuốn sách hoặc bộ phim đó.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về bộ phim “Thầu Chín ở Xiêm”
Thầu Chín ở Xiêm là bộ phim lịch sử mới nhất về lãnh tụ Hồ Chí Minh, do Đinh Thiên Phúc viết kịch bản và Bùi Tuấn Dũng – tác giả của hai phim Những người viết huyền thoại và Đường lên Điện Biên đạo diễn.
Phim có cốt truyện trung thành gần như tuyệt đối với lịch sử, xoay quanh những diễn biến trong cuộc đời và hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1928-1929. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua 17 năm hoạt động ở nhiều quốc gia, khi về đến Thái-lan đã lấy bí danh là Thầu Chín.
Tại đây, trong khoảng thời gian hơn một năm, Nguyễn Ái Quốc đã cộng tác với chính quyền sở tại làm công tác xã hội, đẩy mạnh tình đoàn kết giữa nhân dân Xiêm-Việt. Người cùng các cộng sự xây dựng nhà xưởng, trường học, chùa chiền, dạy chữ quốc ngữ và những kỹ năng khác cho các đồng chí. Nhận thấy sự nguy hiểm của các hội kín tại Xiêm, mật thám Pháp tung người dò la, truy sát. Song, Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của mình đã vượt qua tất cả hiểm nguy, gây dựng cơ sở cách mạng, phát triển phong trào, chuẩn bị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930. Bộ phim được đầu tư công phu với nhiều cảnh quay đẹp và kỹ xảo, thực hiện tại nhiều địa điểm ở Thái-lan và Việt Nam, dọc theo những con đường mà nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã đi.
Đạo diễn phim Bùi Tuấn Dũng, người từng đạo diễn Những người viết huyền thoại và Đường lên Điện Biên, cho biết, hầu hết các nhân vật trong phim đều được xây dựng theo nguyên mẫu ngoài đời, như nhà hoạt động cách mạng Đặng Thúc Hứa và vợ chồng bà Đặng Quỳnh Anh (o Nho). Bên cạnh đó, phim cũng có thêm nhân vật hư cấu o Hoàn để tạo nét mềm mại, lãng mạn và nhân vật tên gián điệp nhằm tăng thêm kịch tính, trào phúng. Bối cảnh và các chi tiết lịch sử cũng được đoàn làm phim nghiên cứu kỹ lưỡng và tái hiện một cách sát thực nhất. Nam diễn viên trẻ Nguyễn Mạnh Trường đảm nhiệm vai Thầu Chín.
Thầu Chín ở Xiêm có thời lượng gần 100 phút, do Cục Điện ảnh đặt hàng Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam với kinh phí 10 tỷ đồng, được chọn công chiếu khai mạc Tuần phim kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
Bài 14. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Bài 16. Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc
Bài 17. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
[ad_2]
PBN WEB EDU MMO TD